Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 7, 2018

U xương lành tính gồm những loại nào?

Hình ảnh
U xương sụn hiếm phải triển sau tuổi trưởng thành và người ta chỉ phẫu thuật nếu có những triệu chứng tại chỗ do khối u phát triển gây ra. Những khối u xương sụn bẩm sinh có liên quan đến yếu tố di truyền, nó phát triển chậm và có thể làm cong các xương dài. U xương sụn chiếm 45% các trường hợp mắc u xương lành tính. U xương sụn có khuynh hướng xuất hiện ở những xương dài nhưng cũng có thể hình thành ở xương sườn hoặc xương cột sống. U này hay gặp ở đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương đùi, phát triển chậm và thường xuất hiện ở bệnh nhân dưới 20 tuổi.  Chỉ những khối u gây triệu chứng chèn ép, đau đớn tại chỗ thì mới được điều trị dứt điểm. Những khối u xương sụn thứ phát cũng có thể phải cắt bỏ hoàn toàn và có trường hợp bệnh nhân phải cắt bỏ chi. U nội sụn: hay gặp ở bàn tay và đầu trên xương cánh tay. Bệnh chiếm 10% trong tổng số các ca mắc u xương lành tính, tỷ lệ mắc bệnh ở cả 2 giới là ngang nhau và chủ yếu xảy ra ở những người thuộc khoảng 30 tuổi. Khi chup x-quang...

Viêm nhức xương ống chân

Hình ảnh
Xương ống chân còn được gọi là xương ống đồng, xương ống khuyển. Người bệnh bị đau xương ống chân thường cảm thấy đau nhức hay đau buốt trong xương gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.  Có nhiều nguyên nhân gây đau nhức xương ống chân: Vận động như đi bộ, chạy, nhảy quá nhiều khiến cơ xương đau mỏi, đặc biệt là xương ống chân. Đặc biệt, những người thường xuyên luyện tập các bộ môn thể thao liên quan đến các khớp chân. Tập thể dục hoặc chơi thể thao quá mức nhưng không khởi động kỹ càng trước khi luyện tập có thể gây đau nhức trong xương ống chân. Những người mang vác vật nặng, làm việc quá sức, đứng lâu, đi lại nhiều khiến cơ xương khớp bị quá tải và dẫn đến nhức mỏi. Người bệnh gặp phải một số bệnh lý như viêm cơ, viêm xương, ung thư xương cẳng chân,… nên xuất hiện triệu chứng đau nhức trong ống chân, nhất là khi bệnh nhân vận động. Một số chấn thương từ bên ngoài hay các lực tác động động mạnh có khả năng gây tổn thương xương khớp kéo theo những cơn đau nhức....

Viêm quanh khớp vai trái, phải

Hình ảnh
Có nhiều công việc phải hoạt động vai nhiều và liên tục như lái xe, bốc vác, xây dựng… Trong một thời gian đài và không được nghỉ ngơi cũng như phải làm việc quá sức khiến cho các bao khớp, gân bị tổn thương gây nên những cơn đau viêm quanh khớp vai phải, trái. Do mắc một số bệnh: Một số bệnh lý như viêm màng phổi, u phổi, viêm màng não, nhồi máu cơ tim… và các bệnh của đốt sống có có thể gây chèn ép lên các rễ thần kinh gây nên bệnh viêm quanh khớp vai. Do chơi thể thao sai tư thế: Nhiều người do chơi các môn thể thao cần sử dụng vai nhiều như: cầu lông, bóng bàn, tennis, bơi lội… nếu chơi sai tư thế rất có thể gây viêm khớp vai ngay lập tức. Chấn thương: Một số chấn thương không mong muốn như ngã, tai nạn, khi bị tác động lên phần vai cũng có thể gây viêm quanh khớp vai. Trong một số trường hợp người bệnh cũng không thể tìm ra nguyên nhân gây bệnh của mình là gì. Những trường hợp này đa số là lành tính và có thể giảm sau 1 vài tháng. Triệu chứng của bệnh viêm quanh khớp va...

Thoái hóa khớp vai chữa bằng cách nào?

Hình ảnh
Thoái hóa khớp vai là một cuộc nội chiến của cơ thể xảy ra khi hệ miễn dịch gặp trục trặc. Theo nguyên tắc, hệ miễn dịch có chức năng bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài hoặc thành phần nội sinh có hại. Khớp vai là một trong những khớp hoạt động nhiều nhất của cơ thể. Cấu tạo khớp vai bao gồm 3 xương nhỏ là xương cánh tay, xương bả vai và xương đòn. Do đó mọi tổn thương tại vùng cổ, ngực, lưng trên đều có thể làm vai bị ảnh hưởng dẫn tới thoái hóa khớp vai. Nhưng hệ thống bảo vệ này lại không coi sụn khớp là một bộ phận của cơ thể, do nó được nuôi dưỡng bằng dịch khớp chứ không phải bằng máu. Vì vậy khi một sụn khớp nào đó bị viêm, hệ miễn dịch sẽ tiêu diệt dịch khớp nhằm loại bỏ nguồn nuôi của toàn bộ sụn khớp cho dù nó có bị hư tổn hay không. Đây cũng chính là quá trình thoái hóa khớp. Bệnh thoái hóa khớp vai gây đau tại toàn bộ xương bả vai, lâu dần sẽ lan xuống cả bàn tay và ngón tay. Người bệnh cảm thấy đau nhiều hơn khi ngủ, nằm nghiêng hoặc giơ tay lên c...

Trật khớp cổ chân bao lâu lành?

Hình ảnh
Thời gian điều trị trật khớp cổ chân tùy thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của cổ chân như thế nào và cách xử trí ban đầu ra sao. Thông thường, thời gian lành của trật khớp cổ chân dao động trong khoảng thời gian từ 2 tuần cho đến 2 tháng. Trật khớp thường không có biểu hiện chi tiết nhưng gây cảm giác đau ở vùng khớp cổ chân, tuy nhiên có thể phân biết giữa trật khớp và bong gân ở chỗ khi bạn bị trật khớp thì khong thể cử động được cổ chân còn bong gân thì bạn có thể cử động nhẹ. Vậy khi bị trật khớp, mọi người nên làm gì? Bạn nên làm những việc dưới đây: Không di chuyển để tránh các lực tác động lên vết thương, ngồi im tại chỗ nghỉ ngơi để vùng cổ chân không bị ảnh hưởng. Dùng đá chườm lên vết thương bị trật khớp để giảm đau. Tuyệt đối không được cố nắn hoặc cố gắng chỉnh khớp vì có thể làm cho tình trạng trật khớp thêm đau hơn nếu không biết cách nắn. Lưu ý chỉ được chườm lạnh không được chườm nóng để tránh sưng, phù nề. Sau đó, nhờ bạn bè đưa tới bác sĩ để kịp thời xử lý chấn ...

Đau nhức khuỷu tay

Hình ảnh
Khuỷu tay là khớp có cấu trúc đặc biệt, nằm giữa 2 cấu trúc lớn là cánh tay và cẳng tay. Tại khớp khuỷu sẽ có 3 vùng xương nhô ra với các gân bám vào; bên ngoài khuỷu có mỏm trên lồi cầu ngoài – nơi bám của các nhóm cơ duỗi cổ tay và các ngón tay. Phần bên trong khuỷu, có mỏm trên lồi trong – nơi bám của các nhóm cơ gập cổ tay và các ngón tay. Phần xung quanh các khớp khuỷu sẽ có dây chằng và bao khớp. Chức năng chính của khuỷu tay là gập duỗi và sấp ngửa cẳng tay. Nguyên nhân đau khuỷu tay: Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các chấn thương ở khuỷu tay nhưng phổ biến nhất là những nguyên nhân sau: Viêm mỏm trên lồi cầu ngoài (còn có tên gọi khác là hội chứng đau khuỷu tay tennis): xảy ra khi có các chấn thương đến các cơ, gân, dây chằng quanh phần dưới của khớp khuỷu tay và phần trước cánh tay. Những vết rách hình thành trong gân và cơ điều khiển cử động của phần trước cánh tay. Cuối cùng, các vết rách này dẫn đến sự hình thành sẹo và hiện tượng vôi hóa. Nếu không được điều trị, nhữn...

Biểu hiện bệnh viêm xương

Hình ảnh
Bệnh khởi đầu rất rầm rộ do một phản ứng toàn thân mạnh mẽ, do sự tăng dị ứng tối đa trên một cơ thể bị mẫn cảm.  Thường biểu hiện với bệnh cảnh sau: Sốt cao 39-40oC, sốt kéo dài, rét run, mạch nhanh nhỏ, có thể 120-140 lần/phút, bệnh lờ đờ có thể có co giật. Đau tự nhiên tại vùng gần khớp gia tăng dần lên, dữ dội đau xiên chéo, xuyên thấu và gia tăng khi ấn mạnh. Giảm hoặc mất cơ năng của chi bị viêm xương(chú ý dễ nhầm gãy xương). Sưng toàn bộ chi viêm, da nhợt nhạt hoặc tím đỏ, tĩnh mạch dưới da nổi rõ, lúc đầu da còn căng sau mềm và có thể lùng nhùng. Khớp sưng to do phản ứng giao cảm, tuy nhiên đối với trẻ nhũ nhi, viêm có thể lan sang khớp thực sự và gây một viêm khớp mủ. Viêm xương tủy mãn Có khoảng 15-25% viêm xương tủy cấp chuyển sang mãn tính do chẩn đoán muộn, điều trị không đúng quy cách. Lâm sàng biểu hiện dấu hiệu âm ỉ tại chỗ, có giai đoạn hết đau rồi đau tái lại, phần mềm sưng nhẹ, ấn hơi đau. Tại chỗ vùng xương viêm to phình, xù xì, da hơi x...

Nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn và cách chữa

Hình ảnh
Một số quan điểm cho rằng, điều trị đau dây thần kinh liên sườn theo Tây y làm các cơn đau giảm nhanh hơn, do đó nó hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, không ít người lại ủng hộ thuốc Đông y vì lành tính và hiệu quả lâu bền. Vậy quan điểm nào là đúng, và thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn nào tốt hơn? Trong Đông y, đau thần kinh liên sườn do rất nhiều nguyên nhân gây ra, chẳng hạn như do lạnh, can kinh thấp nhiệt, huyền ẩm, huyết ứ… Với mỗi nguyên nhân, bệnh sẽ có những triệu chứng cụ thể khác nhau: Do lạnh: Người bị nhiễm lạnh do phong hàn có thể mắc các bệnh như cảm mạo, tê bì chân tay, đau thần kinh tọa, đau thần kinh tọa, đau thần kinh liên sườn, đau nhức các khớp, ngứa ngáy, dị ứng toàn thân, sợ gió, sợ nước, chân tay lạnh. Can uất: Là can khí không thả lỏng, được nhận biết bằng các biểu hiện đau hai mạn sườn, vùng ngực khó chịu, dễ cáu gắt, đắng miệng, nôn mửa, kinh nguyệt không đều, đau bụng, đầu váng, rêu lưỡi trắng nhuận. Huyết ứ: Gây ra đau dữ dội tại một điểm cố định, thư...