Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2018

Biểu hiện khi bị trật khớp vai

Hình ảnh
Bệnh nhân bị trật khớp vai sẽ thấy đau không cử động được khớp vai; dấu hiệu vai vuông hay 'nhát rìu' làm vai biến dạng nhìn khác bên vai lành, cánh tay dạng khoảng 30 - 40 độ xoay ra ngoài; sờ thấy hõm khớp vai rỗng, nếu ép cánh tay vào thân, bệnh nhân bị đau, thả tay ra, cánh tay bệnh nhân trở về vị trí cũ (gọi là dấu hiệu lò xo); biên độ vận động khớp vai giảm hoặc mất hoàn toàn...  Nhiều trường hợp trật khớp vai có kèm theo gãy xương bả vai, cổ xương cánh tay... liệt thần kinh cảm giác và vận động cánh tay... Nguyên nhân và cơ chế gây trật khớp thường thấy nhất do ngã chống bàn tay hoặc chống khuỷu trong tư thế tay dạng, đưa ra sau, và xoay ngoài. Chấn thương trực tiếp vào khớp vai từ sau mỏm vai ít thấy (thường do tai nạn xe honda hoặc ô tô cán). Trong lao động gặp trật khớp vai ở công nhân khuân vác, đang vác trên một vai, một tay quàng ngược lên trên ôm lấy vật vác. Bị vấp ngã vật vác tì trên cánh tay dang làm trật khớp. Bệnh nhân bị trật khớp vai sẽ thấy

Triệu chứng bệnh phong tê thấp

Hình ảnh
Triệu chứng bệnh phong tê thấp đôi khi khó chẩn đoán chính xác vì sẽ bị nhầm lẫn với một số bệnh lý khác. Bên cạnh đó, bệnh thường có những giai đoạn cấp tính và giai đoạn ổn định. Tùy vào từng giai đoạn, tùy vào các tổn thương ở cơ quan nào mà có những tên gọi như: thấp khớp cấp; thấp khớp tái phát; thấp tim cấp; thấp tim tái phát; thấp tim tiến triển; di chứng van tim hậu thấp… Phong tê thấp và một chứng bệnh về viêm khớp xương, viêm dây thần kinh. Bệnh được đánh giá là nguy hiểm bởi gây ra tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể như ở cột sống, các khớp xương, hệ thần kinh, tim, các tổ chức dưới da… và theo thống kê, sau khi bệnh khởi phát 10 năm, có khoảng 10 – 15% bệnh nhân bị tàn phế. Y học cổ truyền chữa bệnh phong tê thấp ra nhiều thể, thường hay gặp nhất là: thể phong thấp, thể hàn thấp và thể tê thấp. Tùy vào thể bệnh mà đông y lại có những triệu chứng và căn nguyên sinh bệnh khác nhau, theo đó cũng có những bài thuốc điều trị khác nhau. Một số triệu chứng dễ nhận thấ

Phòng thoái hóa đốt sống cổ

Hình ảnh
Với tình trạng bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng gia tăng như hiện nay, nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng. Tuy nhiên, để phòng ngừa căn bệnh này hiệu quả, không phải ai cũng có phương pháp thích hợp. Bao giờ giờ cũng vậy, việc phòng ngừa bệnh vẫn luôn được ưu tiên hàng đầu. Có tư thế ngồi làm việc đúng đắn Khi học tập hay làm việc văn phòng, bạn cần phải có tư thế ngồi đúng đắn nhất. Không được ngồi cong vẹo vừa ảnh hưởng đến cột sống lưng vừa dễ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ. Với những người làm công việc văn phòng, bạn nên thường xuyên vận động cổ và cơ thể. Thỉnh thoảng lúc làm việc, bạn có thể xoay cổ lên xuống để giảm tình trạng mỏi cổ. Bên cạnh đó, bạn không nên ngồi quá lâu tại một chỗ mà hãy thường xuyên đi lại để giúp cho các khớp hoạt động dễ dàng hơn. Cần phải có tư thế ngủ phù hợp Thực tế có rất nhiều người ngủ sai tư thế. Chẳng hạn như nằm sấp mặt xuống giường, nằm một tư thế trong suốt thời gian ngủ. Điều này dẫn đến tình trạng mỏi cổ và cũng

Loạn trương lực cơ

Hình ảnh
Loạn trương lực cơ nguyên phát: loạn trương lực không đi kèm các bất thường thần kinh, xét nghiệm, hoặc các bất thường về hình ảnh. Khởi phát và tiến triển của các triệu chứng từ từ và thường không có tư thế cố định. Tuy nhiên, đôi khi có thể có hiện tượng co rút ở vùng bị loạn trương lực cơ lâu ngày, đặc biệt là trong trường hợp loạn trương lực cơ hiện diện cả khi nghỉ ngơi lẫn khi vận động. Loạn trương lực cơ thứ phát: liên quan đến một nguyên nhân mắc phải đã được biết đến hoặc có kèm các dấu hiệu thần kinh khác như yếu cơ, co cứng, mất thăng bằng, cử động bất thường ở mắt, bất thường võng mạc, suy giảm nhận thức, hoặc co giật. Loạn trương lực cơ thứ phát thường phát sinh từ một bệnh thái cụ thể, chẳng hạn như ngạt chu sinh, đột quị não, chấn thương, do dùng một số loại thuốc Levodopa: Có lợi ở những bệnh nhân loạn trương lực cơ đáp ứng dopa (dopa-responsive dystonia - DRD). Thuốc kháng cholinergic: Một số nghiên cứu cho rằng thuốc kháng cholinergic có lợi ở những bệnh nhân l

Thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 phải làm gì?

Hình ảnh
Thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 thường gây đau thốn và đau buốt từ bả vai chạy xuống cẳng tay và bàn tay. Bệnh nhân cũng cảm thấy đau nhức mỏi ở bàn tay, ngón tay và ảnh hưởng đến khả năng cầm nắm đồ vật.  Cột sống là trụ cột của cơ thể được cấu tạo từ 33 đốt sống. Bao gồm 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt sống cùng và 4 đốt xương cụt. Mỗi đốt sống được ghép với nhau bởi 1 đĩa đệm đàn hồi cùng với hệ thống dây chằng và tạo thành ống sống chứa tủy sống bên trong. Hiện nay, bệnh thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trở nên phổ biến và xuất hiện sớm ở người trẻ tuổi. Tùy theo vị trí đốt sống cổ bị thoái hóa mà bệnh nhân có thể bị thoái hóa 1 hay nhiều đốt sống cổ khác nhau. Trong đó, thoái hóa đốt sống cổ C4 C5 C6 là tình trạng thường gặp nhất. Cột sống cổ có 7 đốt sống xếp chồng lên nhau, từ C1-C7, chia thành hai tầng là cột sống cổ cao (C1-C2) và cột sống cổ thấp (C3-C7). Giữa hai đốt sống C1 và C2 không có đĩa đệm, có vai trò như cột trụ cố định. Các đốt sốn

Gãy xương đòn vai

Hình ảnh
Trong hầu hết các trường hợp, tai nạn gãy xương đòn vai đều xảy ra ở phần giữa của xương, ít khi bị gãy ở đầu trong hoặc đầu ngoài. Khi bị gãy xương đòn vai, người bệnh có thể tự nhận biết bằng các triệu chứng đau nhức, biến dạng xương và gặp nhiều khó khăn trong vận động. Đau đớn: Xảy ra ngay sau khi xương đòn bị gãy, người bệnh có cảm giác đau rất nhiều ở vai, đau lan ra đằng sau gáy và cả cánh tay của bên vai bị chấn thương. Sưng tím ngay tại vị trí bị gãy xương đòn vai. Khi dùng tay ấn vào đây sẽ thấy đau nhói vô cùng rõ rệt. Biến dạng xương đòn do bị gãy. Trong một số trường hợp còn có thể nhìn thấy xương đòn trồi lên khỏi vai bằng mắt thường. Người bệnh gặp nhiều khó khăn trong vận động, không thể giơ tay lên cao được vì rất đau, có thể xuất hiện tiếng kêu lạo xạo trong khớp vai khi cố gắng cử động khớp vai. Xương đòn vai sau khi gãy nếu không được khắc phục sẽ bị di lệch đi so vớ vị trí ban đầu, mà trong y học vẫn gọi hiện tượng này là can lệch. Nó tạo ra một u cục có

U xương tế bào khổng lồ

Hình ảnh
Nguyên tắc điều trị u xương tế bào khổng lồ chính là điều trị ngoại khoa là chủ yếu, phương pháp điều trị nội khoa chỉ mang tính chất hỗ trợ, giảm nhẹ triệu chứng nếu có ở bệnh nhân. Những trường hợp bệnh nhân có khối u không thể điều trị bằng phẫu thuật do vị trí khó can thiệp hoặc có những bệnh lý phối hợp nặng thì chúng ta có thể xem xét sử dụng phương pháp xạ trị.  Trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, nếu khối u khá lớn thì có thể sử dụng nẹp vùng chi có xương bị tổn thương nhằm đề phòng tình trạng gãy xương bệnh lý. Điều trị nội khoa u xương tế bào khổng lồ: có thể sử dụng thuốc giảm đau cho bệnh nhân như paracetamol, hoặc kết hợp paracetamol với codein hoặc tramadol, hay các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid. Ngoài ra, bệnh nhân có thể xem xét sử dụng bisphosphonate truyền tĩnh mạch để hạn chế tái phát và giảm nhẹ triệu chứng ở những thủ thuật can thiệp trên bệnh nhân u xương tế bào khổng lồ nhưng hiệu quả của phương pháp này vẫn còn chưa rõ ràng. Bệnh nhân cũng có t

Phẫu thuật ung thư cột sống là gì?

Hình ảnh
Phẫu thuật ung thư cột sống là phương pháp điều trị chủ yếu cho bệnh nhân u cột sống khi u tiến triển gây liệt vận động hoặc rối loạn cơ tròn trong thời gian ngắn. Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật cũng có thể được tiến hành khi khối u gây mất vững cột sống. Bên cạnh nó, nó cũng được chỉ định đối với những khối u không nhạy cảm với điều trị hóa chất hoặc bức xạ. Ung thư cột sống có thể xuất phát ở bất kỳ vị trí và thành phần nào trong cấu trúc của tủy sống và cột sống. Theo đó, khối u và tế bào ung thư có thể xuất hiện ở cột sống cổ, ngực hoặc thắt lưng. Nó cũng có thể xuất phát từ tủy sống, các rễ thần kinh, màng cứng hoặc từ xương cột sống. Ung thư cột sống cũng có thể là nguyên phát – xuất phát từ cột sống hay tủy sống hoặc do di căn tới từ nơi khác như phổi hay vú. Phương pháp phẫu thuật hở truyền thống thường được chia thành 3 giai đoạn là gây mê, loại bỏ khối u và đóng lại vết mổ. Phương pháp này có nhược điểm là thời gian phục hồi dài và ảnh hưởng khá nhiều đối với sức khỏe

Các bài tập giúp xương chắc khỏe

Hình ảnh
Càng lớn tuổi thì quá trình lão hóa của cơ thể càng diễn ra mạnh mẽ và dẫn đến sự suy giảm chức năng của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể. Dễ nhận thấy nhất là những cơn đau nhức ở cột sống, thắt lưng, khớp gối… gây khó khăn đến cuộc sống sinh hoạt. Để giúp quý độc giả bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất, chúng tôi xin chia sẻ một số bài tập thể dục tốt cho xương khớp có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các chứng đau xương khớp hiệu quả.   Bài tập 1: Bài tập gập gối * Gập 1 gối: Tư thế chuẩn bị: nằm thẳng trên sàn/ giường, hai bàn chân chống lên mặt sàn. Động tác 1 : Gập gối trái vào sát thân mình. Động tác 2:  Nâng cổ và vai rồi ép sát cằm vào đầu gối, giữ trong vòng 15 giây. Động tác 3: Đưa chân trái về vị trí ban đầu và đổi sang chân phải. * Gập 2 gối: Động tác 1: Gập cả 2 đầu gối vào sát thân mình. Động tác 2:  Nâng cổ và vai rồi  ép sát cằm vào giữa hai đầu gối, giữ trong 15 giây. Động tác 3: Đưa hai chân về vị trí ban đầu: Tác dụng: Thực hiện bài tập này

Các dạng ung thư xương hay gặp

Hình ảnh
Ung thư xương là bệnh lý hình thành các khối u ác tính trong xương. Đây là loại ung thư có tốc độ phát triển và di căn rất nhanh nhưng không có biểu hiện ra bên ngoài.  U xương ác tính: là loại ung thư xương hay gặp nhất, chủ yếu xảy ra ở nam giới thuộc nhóm tuổi từ 10 – 25, ít phổ biến hơn ở người lớn tuổi. Bệnh u xương ác tính thường gặp ở những xương dài ở cánh tay hoặc chân hay tại những khu vực xương tăng trưởng nhanh xung quanh vai và đầu gối ở thanh thiếu niên. U xương ác tính cũng là loại ung thư có nguy cơ di căn tới phổi rất cao. Chondrosarcoma: là khối u xương phổ biến thứ hai sau u xương ác tính, chiế khoảng 25% trong tổng số các ca bệnh mắc ung thư xương. Những khối u loại này xuất hiện nhiều ở tế bào sụn và có tốc độ phát triển nhanh hoặc chậm không đồng nhất. Tuy nhiên, không giống như những loại ung thư xương khác, sarcoma sụn lại hay gặp ở những người trên 40 tuổi. Bệnh chondrosarcoma khá phổ biến ở nam giới và dễ lây lan tới các hạch bạch huyết và phổi. Bệnh nà

Trật khớp vai là gì?

Hình ảnh
Trật khớp vai là tình trạng rất phổ biến. Tuy nhiên, bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Trật khớp vai xảy ra khi trụ cầu xương cánh tay trật khỏi hõm chứa ở bả vai. Khớp vai là khớp di động nhất của cơ thể, vì vậy nên bạn rất dễ bị trật khớp Triệu chứng thường gặp Biến dạng có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường; Sưng hoặc bầm tím vùng vai – cánh tay; Đau dữ dội; Không có khả năng di chuyển khớp; Tê, co giật hoặc yếu ở cánh tay, bàn tay, ngón tay. Vai trật khớp cũng gây tê, yếu hoặc ngứa ran ở gần vùng chấn thương, chẳng hạn như ở cổ hoặc dưới cánh tay. Các cơ bắp ở vai có thể bị co thắt và làm tăng cường độ đau. Khi bị trật khớp vai, bạn nên gặp bác sĩ ngay lập tức vì đây là chấn thương nghiêm trọng. Nguyên nhân gây bệnh Các khớp vai là khớp thường xuyên bị trật khớp nhất của cơ thể vì nó di chuyển trong nhiều hướng khác nhau, vai có thể trật ra trước, sau hoặc đi xuống dưới. Bạn có thể trật vai hoàn toàn hoặc một phần, mặc dù hầu hết