U xương lành tính gồm những loại nào?

U xương sụn hiếm phải triển sau tuổi trưởng thành và người ta chỉ phẫu thuật nếu có những triệu chứng tại chỗ do khối u phát triển gây ra. Những khối u xương sụn bẩm sinh có liên quan đến yếu tố di truyền, nó phát triển chậm và có thể làm cong các xương dài.


U xương sụn chiếm 45% các trường hợp mắc u xương lành tính. U xương sụn có khuynh hướng xuất hiện ở những xương dài nhưng cũng có thể hình thành ở xương sườn hoặc xương cột sống. U này hay gặp ở đầu trên xương cánh tay, đầu dưới xương đùi, phát triển chậm và thường xuất hiện ở bệnh nhân dưới 20 tuổi. 

Chỉ những khối u gây triệu chứng chèn ép, đau đớn tại chỗ thì mới được điều trị dứt điểm. Những khối u xương sụn thứ phát cũng có thể phải cắt bỏ hoàn toàn và có trường hợp bệnh nhân phải cắt bỏ chi.

U nội sụn: hay gặp ở bàn tay và đầu trên xương cánh tay. Bệnh chiếm 10% trong tổng số các ca mắc u xương lành tính, tỷ lệ mắc bệnh ở cả 2 giới là ngang nhau và chủ yếu xảy ra ở những người thuộc khoảng 30 tuổi. Khi chup x-quang, người ta phát hiện tổn thương xuất hiện ở thân xương dài, không có phản ứng màng xương, có các đốm calci hóa trong nang xương.

U nội sụn phát triển chậm, và ít gây ra gãy xương bệnh lý, có thể xuất hiện triệu chứng đau đớn ở khu vực có khối u. Người ta thường điều trị u nội sụn bằng phương pháp phẫu thuật nạo lấy u và ghép xương.


U tế bào khổng lồ và u nguyên bào sụn


U tế bào khổng lồ phát triển ở khu vực quanh đầu gối, xương cùng, đầu trên xương cánh tay và đầu dưới xương quay. U có xu hướng phát triển ở trung tâm vùng sụn và mở rộng ra xung quanh, triệu chứng chủ yếu là đau đớn, ít gây gãy xương bệnh lý. Bệnh thường được chẩn đoán khi bệnh nhân đi khám vì triệu chứng đau trước khi nhìn rõ và sờ được khối u.

Có khoảng 98% bệnh nhân u tế bào khổng lồ là lành tính và chỉ có 2% có thể tiến triển thành ác tính và có nguy cơ di căn xa. U tế bào khổng lồ lành tính cũng có thể tái phát và phát triển thành ác tính. U tế bào khổng lồ lành tính phát triển tự nhiên mà không được điều trị sẽ hình thành khối u khổng lồ, gây gãy xương bệnh lý và hoại tử da ở khu vực có khối u.

Phương pháp điều trị là phẫu thuật nạo u và ghép xương để loại bỏ khối u, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật là 40%. Nếu u tế bào khổng lồ tái phát thì bệnh nhân cần đi kiểm tra sinh thiết để xác định lại thể u vì có thể nó đã phát triển thành u xương ác tính.

U nguyên bào sụn: là tổn thương hiếm gặp, chủ yếu ở những người 5 – 25 tuổi, gặp nhiều hơn ở nam giới. U phát triển ở sụn quanh gối và đầu trên xương cánh tay, triệu chứng chính là gây đau lan vào khớp, hạn chế vận động ở khớp và có thể gây sưng phù tại chỗ, gãy xương bệnh lý ít gặp hơn.

Việc điều trị chủ yếu là phẫu thuật nạo u và ghép xương, tỷ lệ tái phát khoảng 10 – 40%, hầu như không biến chứng ác tính.

Hy vọng những chia sẻ quí giá từ các bác sĩ chuyên khoa có thể giúp ích được nhiều cho đọc giả. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn và cách chữa

Nam giới có mắc bệnh loãng xương không ?