Nguyên nhân mắc chứng đau mỏi bắp tay

Vận động quá sức chịu đựng của cơ thể, làm việc quá tải gây cảm giác nặng nề, khó vận động tay. Đây là dấu hiệu ứ đọng của acid lactic (“thủ phạm” gây đau mỏi cơ) do lượng máu lưu thông giảm làm co cứng cơ, giảm khả năng vận động.

Nguyên nhân đau mỏi cơ kéo dài còn do cơ bắp hoạt động quá nhiều hoặc chèn ép hệ mạch khiến thiếu tổng hợp men ATP (Adenosin Tri Phosphat) là nguồn năng lượng của cơ thể.

Đau mỏi bắp tay thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Khi đó, hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi nên nhiều người mắc bệnh đau mỏi cơ bắp.

Thời tiết thay đổi, nhất là vào mùa lạnh khiến mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, lượng máu cung cấp đến bắp tay không đủ khiến bắp tay bị đau mỏi.
Khởi động không kỹ trước khi tập luyện hay người mới tập thể thao cũng dễ mắc chứng đau mỏi bắp tay.

Đau nhức bắp tay còn do sự chậm trễ dẫn truyền các tín hiệu trong các tế bào cơ khi cơ bắp hoạt động quá nhiều và căng thẳng, khi đó lượng acid lactic lắng đọng tăng cao.

Nguyên nhân mắc chứng đau mỏi bắp tay
Nguyên nhân mắc chứng đau mỏi bắp tay


Thiếu canxi, vitamin D, magie… là nguyên nhân gây đau mỏi bắp tay.

Tư thế sai khi ngủ, đè lên bắp tay khiến tốc độ hoạt động của hệ tuần hoàn giảm, việc lưu thông máu hạn chế khiến lượng máu nuôi dưỡng cơ bắp giảm và gây đau mỏi.

Nguyên nhân chứng đau mỏi bắp tay còn liên quan đến các bệnh lý khác như thoái hóa khớp, chấn thương vùng tay, viêm quanh khớp vai, viêm khớp…

Khi bị đau mỏi bắp tay, người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi. Tránh vận động mạnh, mang vác nặng ảnh hưởng đế cơ, khớp cánh tay.

Nên khởi động kỹ trước khi tập luyện và tập luyện thể thao vừa sức, đều đặn. Bổ sung các khoáng chất như canxi, kali, magie… cho cơ thể. Canxi có nhiều trong các thực phẩm như tôm, cua, cá, sữa…

Người bệnh nên nằm, ngồi đúng tư thế để không gây tổn thương vùng cơ bắp tay. Đồng thời iữ ấm cho cơ thể vào mùa lạnh.

Nếu tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng, cơn đau tăng nặng thì người bệnh nên đến bệnh viện có phòng khám chuyên khoa cơ xương khớp để thăm khám và điều trị kịp thời. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Nguyên nhân khi bị đau nhức toàn thân

Viêm nhức xương ống chân

Nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn và cách chữa